Ô nhiễm không khí bắt nguồn từ những hạt độc hại, là hỗn hợp của nhiều chất khác nhau, có thể do chính con người tạo ra, chẳng hạn như khói từ ô tô, khói từ việc đốt nhiên liệu như gỗ hoặc than.
Ô nhiễm không khí được phân tách thành ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà. Cả hai nguồn ô nhiễm này đều được chứng minh là làm tăng nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là khả năng gây ung thư phổi và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Ô nhiễm không khí ngoài trời
Các nguồn phổ biến của ô nhiễm không khí ngoài trời là khí thải do quá trình đốt cháy từ xe cơ giới, đốt nhiên liệu rắn và công nghiệp. Các nguồn ô nhiễm khác bao gồm khói từ cháy rừng, các loại bụi bẩn, khí thải sinh học bắt nguồn từ bào tử nấm mốc và phấn hoa, hóa chất, sản xuất phân bón và giấy, đốt rác thải,…
Nguồn ô nhiễm không khí nhân tạo phổ biến nhất ở ngoài trời là đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu khí, trong các nhà máy điện, công nghiệp, nhà cửa và các phương tiện giao thông đường bộ. Tùy thuộc và bản chất của nhiên liệu và loại quá trình đối cháy, các chất ô nhiễm thải vào khí quyển từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch bao gồm:
- Vật chất hạt PM10 và PM 2.5
- Nitrogen Dioxide (NO2)
- Cacbon Monoxide (CO)
- Lưu huỳnh Dioxide (SO2)
- Các hợp chất dễ bay hơi VOC
Năm 2013, Cơ quan nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) xác định ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư, mức độ nguy hại và tầm ảnh hưởng tiêu cực của nó lớn hơn cả hút thuốc và béo phì.
Nghiên cứu cho thấy các hạt bụi nhỏ, hạt mịn PM 2.5 tăng lên làm nguy cơ gây ung thư cũng theo chiều hướng tăng cao (Bụi PM 2..5 (Fine Particulate matter) là từ để chỉ các vật thể siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, thường có tại các thành phố ô nhiễm vào giờ cao điểm, có kích thước bằng khoảng 1/40 sợi tóc người hoặc nhỏ hơn như thế (0.1 micromet tới 2.5 micromet) nên không thể nhìn được bằng mắt thường. Thành phần của bụi PM 2.5 rất đa dạng, có thể là các hạt kim loại hoặc các hợp chất Carbon, Nito, Sunphua,… ở cả dạng rắn và lỏng)
Ô nhiễm không khí trong nhà
Mặc dù vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà dễ dàng xử lý và giải quyết hơn ô nhiễm không khí ngoài trời nhưng cũng không thể phủ nhận được mức độ gây hại của chúng đối với môi trường sống nói chung và sức khỏe con người nói riêng.
Ô nhiễm không khí trong nhà đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các nhiên liệu được sử dụng để nấu ăn, sưởi ấm và đặc biệt là khói thuốc độc hại. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ, dẫn đến hàng trăm vụ tử vong mỗi năm.
Ô nhiễm không khí trong nhà đến từ các nguồn dưới đây:
- Bụi bẩn: Có thể kích hoạt đường hô hấp đối với những người nhạy cảm với chúng.
- Hóa chất tẩy rửa gia dụng và dung môi: Những sản phẩm này có chứa các hợp chất dễ bay hơi VOC có thể kích hoạt các hội trứng như đau đầu, kích ứng da và cổ họng khi mọi người tiếp xúc với chúng một cách thường xuyên.
- Nước hoa tổng hợp, các loại nước khử mùi: Một số hóa chất dễ bay hơi được sử dụng trong các loại nước hoa tổng hợp hay nước khử mùi thường không được kiểm soát về mức độ độc hại, nó có khả năng dẫn đến kích ứng da, dị ứng, rối loạn hệ thần kinh trung ương, rối loạn sinh sản,…
- Khói thuốc lá thụ động: Trong khói thuốc lá có khoảng 200 chất độc hại, trong đó có 43 chất có thể dẫn đến ung thư.
- Các chất ô nhiễm sinh học: Bao gồm vi khuẩn, virus, nấm mốc, phấn hoa, mạt bụi,…có thể gây bệnh, gây sốt hoặc hen suyễn ở cả người lớn và trẻ em.
- Các chất gây ô nhiễm bắt nguồn từ các loại khí phát ra từ các thiết bị đốt nhiên liệu không được thông hơi hoặc có lỗ thông hơi kém như lò sưởi, bếp gỗ, bếp gas, máy sấy. Khí độc hại tỏa ra có thể là nito dioxide hoặc cacbon monoxide.
Làm thế nào để giảm ô nhiễm không khí trong nhà?
- Làm sạch thường xuyên bằng máy hút bụi và lau các bề mặt bụi bằng khăn ẩm là những bước đầu tiên giúp bạn giữ cho môi trường sống của mình sạch sẽ và không chứa chất gây dị ứng. Nếu bạn dị ứng với mạt bụi, việc giặt khăn trải giường, vỏ gối hàng tuần cũng là một trong số những điều cần thiết.
- Thay vì sử dụng các chất tẩy rửa tổng hợp hay nước hoa, hãy thay thế chúng bằng các chất tự nhiên như tinh dầu pha loãng.
- Sử dụng các thiết bị thông gió, làm mát và thanh lọc không khí: Máy khử mùi và thanh lọc không khí chứa màng lọc HEPA sẽ trở thành thiết bị hiện đại sẽ trở thành một sự lựa chọn thông thái, làm hài lòng mọi gia đình bởi khả năng loại bỏ mùi khó chịu, vi khuẩn, virus, nấm mốc,…
- Lắp đặt hệ thống lọc nước cho cả nhà: Một hệ thống lọc nước cho cả nhà không chỉ cải thiện chất lượng nước uống mà còn cắt giảm sự tiếp xúc với khí clo và hơi từ các sản phẩm phụ của chúng.
Ô nhiễm không khí không mang lại hiểm họa ngay tức thì nên không ít người vẫn ngoảnh mặt làm ngơ, coi thường hậu quả. Trên thực tế, 80% nguyên nhân gây ra ung thư xuất phát từ môi trường sống, trong đó có ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, chất phóng xạ,…