Những con “sông đen” không cá tôm và bốc mùi hôi thôi chảy trên địa bàn thành phố Hà Nội lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt và cuộc sống của người dân xung quanh. Nhìn nhận vấn đề này, lãnh đạo thành phố Hà Nôi đã có nhiều phương án để cải tạo nhằm nỗ lục hồi sinh những con sông này. Cho đến nay, mặc dù vẫn còn ô nhiễm nhưng cơ bản tình trạng ô nhiễm đã được kiểm soát phần nào, ở một số đoạn sông người dân đã có thể tiến hành đánh bắt cá.
Những dòng sông chết trong lòng thủ đô Hà Nội
Bốn con sông chảy trong lòng thủ đô bao gồm sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích lâu nay đang diễn ra tình trạng ô nhiễm bởi đủ loại rác thải, nước thải sinh hoạt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân.
Sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch là một trong những dòng sông nằm trong trục thoát nước chính của thủ đô, chạy qua địa phận 6 quận lớn đó là Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai với tổng chiều dài lên tới 14 Km.
Nhưng chính vì nằm ở vị trí trung tâm, sức ép của quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh trong khi ý thức của người dân cộng với quy trình xử lý rác thải thành phố chưa được nâng cao khiến cho dòng sông Tô Lịch bị ô nhiễm hết sức nặng nề.
Suốt một thời gian dài màu sắc của nước sông chuyển màu đen chết chóc, mùi hôi sộc lên từ sông khiến cho người dân sống đôi bờ dòng sông không thể chịu nổi.
Sông Nhuệ
Ngoài con sông Tô Lịch ra thì con sông Đáy cũng là một dòng sông chết gồng gánh một lượng nước thải ô nhiễm bắt nguồn từ 1.672 nguồn nước thải từ cơ sở sản xuất, kinh doanh; 126 nguồn thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp; 137 nguồn thải từ các cơ sở y tế (bệnh viện), 586 làng nghề.
Trước đây, sông Nhuệ vốn là con sống sạch và có rất nhiều cá tôm, nhưng sau một thời gian dài chịu xả thải trực tiếp thì cá tôm trong sông chết hết, nước dần chuyển màu và chỉ cần chạm vào nước sông cũng có thể gây mẩn ngứa.
Sông Đáy
Cách sông Nhuệ không xa, con sông Đáy cũng không thoát khỏi tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải và nước thải từ các nguồn khác nhau.
Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chất lượng nước sông Đáy được đánh giá là nhóm kém nhất trong 5 lưu vực sông ở miền Bắc trong nhiều thời điểm khác nhau.
Tình trạng sông Đáy đa phần bốc mùi với lượng chất thải đặc quánh, cá tôm trong sông cũng đang chết dần, chết mòn.
Sông Tích
Mặc dù cũng bị ô nhiễm nhưng dòng sông Tích có mức độ ô nhiễm nhẹ nhàng nhất so với với những con sông chết còn lại tại Hà Nội.
Nỗ lực hồi sinh những dòng sông chết
Đứng trước thực trạng ô nhiễm của những con sông trong lòng thủ đô. Ban lãnh đạo thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp để khắc phục và cải tạo chất lượng nguồn nước tại các dòng sông này. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm tại 4 dòng sông này trong suốt nhiều năm cũng không được cải thiện nhiều, đôi khi còn có lúc nghiêm trọng hơn.
Mãi cho đến cuối năm 2022, Bí thư Thành uỷ Hà Nội đã chỉ đạo các cơ sở, ngành, cơ quan và đơn vị địa phương của thành phố tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại 4 con sông trên.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội cũng yêu cầu tập trung, rà soát, đánh giá và cần có giải pháp nạo vét, khơi thông nguồn nước ô nhiễm. Nỗ lực hết sức để có thể hồi sinh bốn con sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tích để tăng khả năng thoát nước khi mưa lũ sảy ra.
Theo đó, ban lãnh đạo cũng thường xuyên kiẻm soát chặt chẽ các nguồn xả thải trực tiếp vào lưu vực sông; tăng cường kiểm tra giám sát, thanh tra kiểm tra xử lý các tình trạng vi phạm. Yêu cầu các nguồn nước sinh hoạt, nước thải sản xuất, công nghiệp cần phải được xử lý trước khi xả vào sông.
Hình ảnh con sông Tô Lịch sau thời gian dài cải tạo