Khả năng diệt khuẩn của ánh sáng uv chính thức được biết đến vào năm 1878 khi chúng được xác nhân là tác nhân gây đột biến ở cấp độ tế bào. Trong những năm tiếp theo, vai trò của UV được xác nhận rõ ràng hơn trong hàng loạt ứng dụng khử trùng. Đó là tiền đề quan trọng của sự ra đời đèn UV diệt khuẩn ngày nay. Khi nền khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều giải pháp khử trùng mới ra đời, mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng, và giải pháp điển hình được nhắc đến trong nhiều ứng dụng đó là ozone. Vậy giữa Uv và ozone, phương pháp nào khử trùng hiệu quả hơn nhưng vẫn tiết kiệm chi phí. Hãy cùng Rama Việt Nam so sánh để thấy được sự khác biệt nhé.
Nguyên lý khử trùng của đèn UV diệt khuẩn
Đèn UV diệt khuẩn có khả năng tạo ra ánh sáng UV. Mặc dù, là ánh sáng nhân tạo nhưng loại ánh sáng này vẫn tác động mạnh mẽ đến DNA/ RNA của vi sinh vật, chúng khiến quá trình nhân bản và lây truyền của vi khuẩn, virus không thể thực hiện, từ đó bị tiêu diệt.
Với khả năng lan truyền mạnh mẽ trong nước, không khí, ánh sáng của đèn UV diệt khuẩn mang đến tính ứng dụng cao, chúng là phương pháp khử trùng điển hình tại các bệnh viện, đặc biệt là phòng mổ.
Ánh sáng cực tím sinh ra từ đèn UV diệt khuẩn là ánh sáng UVC, chúng tác động trực tiếp lên DNA/ RNA của vi sinh vật
Ozone diệt khuẩn như thế nào?
Khác với UV, ozone là chất khí, chúng được cấu tạo bởi 3 nguyên tử O với 1 liên kết chắc chắn và 1 liên kết lỏng lẻo, cấu tạo này khiến O3 có tính oxy hóa khử mạnh, chúng dễ dàng tạo ra phản ứng với các chất trong môi trường để đạt đến trạng thái bền vững. Đối với vi sinh vật gây hại, ozone tác động đến lớp vỏ tế bào, quá trình trao đổi chất không thể thực hiện, cuối cùng, vi khuẩn, virus đều bị tiêu diệt.
Lợi thế của ozone đó là việc chúng tồn tại dưới dạng khí, điều này cho phép chúng lan tỏa rộng hơn trong môi trường, chủ động thực hiện quá trình tiếp cận, khử trùng. Đặc biệt, ozone không để lại phụ phẩm và không tạo ra sản phẩm phụ.
Có sự khác biệt lớn về nguyên lý khử trùng của máy ozone và đèn UV diệt khuẩn
So sánh công nghệ khử trùng UV và ozone
Giữa đèn uv diệt khuẩn và công nghệ ozone, có thể thấy, mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, để chọn được sản phẩm phù hợp, khách hàng cần dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có cả nhu cầu thực tế và điều kiện tài chính của bản thân. Bảng dưới đây trình bày sơ bộ, so sánh công nghệ ozone và UV, hi vọng sẽ là thông tin hữu ích, giúp khách hàng đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Tiêu chí | Đèn UV diệt khuẩn | Máy ozone khử khuẩn |
Ưu điểm | – Chi phí đầu tư thấp
– Thuận tiện và đơn giản để sử dụng – Hiệu quả khử trùng cao – Không sử dụng hóa chất – Không gây ô nhiễm thứ cấp – Có thể dùng để khử trùng cả nước và không khí – Chi phí đầu tư thấp |
– Tiêu diệt virus và vi khuẩn hoàn toàn
– Ứng dụng phổ biến, rộng khắp trong nhiều lĩnh vực bao gồm cả làm sạch không khí và nước – Có thể được sử dụng để xử lý nước thải và nước thải – Tác dụng hiệu quả trong việc khử mùi – Không sản sinh phụ phẩm, không yêu cầu thời gian lưu trữ – Chi phí vận hành gần như bằng 0 |
Nhược điểm | – UV không thể tiêu diệt tất cả vi khuẩn và vi rút.
– Chúng chỉ có tác dụng trong giới hạn khoảng cách nhất định – Con người tiếp xúc với uv ở cự ly gần, trong thời gian dài có thể bị kích ứng mắt, bỏng da – Yêu cầu chi phí vận hành (thay thế bóng đèn cũ, hỏng sau một thời gian sử dụng) |
– Ngửi mùi ozone gây hại cho đường hô hấp của con người, vật nuôi, vì thế, chúng cần được dùng trong phòng kín, không người
– Ozone dễ dàng phân rã, do đó chúng không mang lại hiệu quả trong việc duy trì môi trường trong sạch sau thời gian khử trùng – Chi phí đầu tư cao |